HẾT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN THỪA KẾ: RỐI KHI CHIA DI SẢN

Để giải quyết tranh chấp di sản sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, TAND Tối cao hướng dẫn các tòa thụ lý yêu cầu phân chia theo dạng chia tài sản chung…Thực tế áp dụng vẫn phát sinh vướng mắc. Nhiều chuyên gia cho rằng nên bỏ hẳn hướng dẫn này vì vô hiệu hóa thời hiệu khởi kiện.

Để giải quyết tranh chấp di sản sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, TAND Tối cao hướng dẫn các tòa thụ lý yêu cầu phân chia theo dạng chia tài sản chung…Thực tế áp dụng vẫn phát sinh vướng mắc. Nhiều chuyên gia cho rằng nên bỏ hẳn hướng dẫn này vì vô hiệu hóa thời hiệu khởi kiện.

Theo quy định, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, tức sau thời hạn này, đương sự sẽ mất quyền khởi kiện và có tranh chấp thì tòa cũng không xem xét.

Một bên không thừa nhận, tòa bó tay

Vì nhiều lý do, không ít vụ tranh chấp di sản thừa kế chỉ phát sinh sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện. Vì thế, ngày 10-8-2004, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 02 (hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình). Theo đó, khi hết thời hiệu khởi kiện thừa kế mà các đồng thừa kế có yêu cầu nhờ tòa chia giúp khối di sản thì tòa vẫn thụ lý, giải quyết nếu các đồng thừa kế có văn bản cam kết di sản là tài sản chung chưa chia, không có tranh chấp về hàng thừa kế và nhờ tòa phân chia giúp.

Thực tiễn đã có không ít trường hợp được giải quyết êm xuôi nhờ Nghị quyết 02. Nhưng ngược lại, hiện cũng đang có rất nhiều vụ việc bị ách tắc chỉ vì một nguyên nhân đơn giản: Một bên đương sự (thông thường là người quản lý, chiếm hữu di sản) không chịu thừa nhận đó là tài sản chung và không yêu cầu tòa phân chia giúp.

Chẳng hạn như trường hợp của anh Đ. Cha mẹ anh có tất cả tám người con. Hai cụ mất trước năm 1985, không để lại di chúc, chỉ để lại một căn nhà trên đường Lê Lai, quận Gò Vấp (TP.HCM). Sau đó, người anh cả đại diện các đồng thừa kế quản lý, sử dụng căn nhà. Rồi ông này tự tiến hành khai nhận di sản với tư cách đại diện thừa kế duy nhất để chiếm trọn 600 triệu đồng tiền đền bù giải tỏa nhà.

Một phiên tòa dân sự về tranh chấp tài sản.

Phát hiện ra sự việc, tháng 2-2009, bảy anh em anh Đ. làm đơn gửi công an tố cáo người anh lừa đảo nhưng nơi này từ chối xem xét vì cho rằng đây chỉ là quan hệ dân sự. Hai tháng sau, bảy anh em anh Đ. khởi kiện người anh ra TAND quận 12, nơi người anh đang cư trú.

Tại đây, cán bộ tòa hướng dẫn cho họ biết là thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết, giờ chỉ còn cách yêu cầu tòa chia tài sản chung. Dĩ nhiên là sau đó bảy anh em anh Đ. và tòa cũng đành chào thua vì người anh không chịu nhìn nhận căn nhà cha mẹ để lại là tài sản chung chưa chia.

Không chia tài sản chung?

Để tháo gỡ vướng mắc này đã phát sinh hai luồng quan điểm khác nhau.

Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao phải sửa đổi hướng dẫn theo hướng tòa án phải thụ lý, giải quyết yêu cầu chia tài sản chung nếu các đồng thừa kế chứng minh được đó là di sản mà họ có phần thừa kế và không có tranh chấp về hàng thừa kế.

Ngược lại, luồng quan điểm thứ hai được nhiều người đồng tình hơn là nên bỏ hẳn hướng dẫn về việc chia tài sản chung. Cụ thể, sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, tòa sẽ không thụ lý, giải quyết bất cứ một yêu cầu phân chia di sản nào nữa.

Theo Ths Nguyễn Xuân Quang (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM), luật đặt ra thời hiệu khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của đương sự nhưng cũng bảo vệ lợi ích công cộng. Nếu thời hiệu khởi kiện này bị kéo dài không cần thiết sẽ làm xáo trộn các lợi ích xã hội khác. Thời hiệu để khởi kiện thừa kế là 10 năm thì người dân phải có ý thức thực hiện trong khoảng thời gian đó, nếu không, xem như đã tự từ bỏ quyền của mình và phải tự gánh chịu thiệt thòi, bất lợi (nếu có).

Đồng tình, thẩm phán N. (TAND TP.HCM) và luật sư Nguyễn Thị Dung (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Kon Tum) cũng nhận xét việc “biến tướng” tranh chấp di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thành chia tài sản chung chẳng khác nào góp phần làm vô hiệu thời hiệu khởi kiện thừa kế mà luật đã định. Vì vậy, nên cương quyết bỏ hẳn chuyện chia tài sản chung này.

Tăng thời hiệu khởi kiện?

Hai luật sư Nguyễn Trần Chiêu Dương và Nguyễn Đình Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đều cho rằng thời hiệu khởi kiện thừa kế 10 năm như hiện nay vẫn còn ngắn, chưa phù hợp với đời sống của người Á Đông với mối quan hệ gia đình gắn bó, bền vững nhưng cũng rất phức tạp. Tăng thời hiệu khởi kiện lên, có thể là 15 năm chẳng hạn thì sẽ hợp lý hơn.

Ths Nguyễn Xuân Quang (giảng viên ĐH Luật TP.HCM) còn băn khoăn ở điểm xử lý di sản hết thời hiệu khởi kiện thừa kế như thế nào, giao cho ai sở hữu? Theo ông, trong trường hợp hết thời hiệu thì nên giao hẳn quyền sở hữu di sản cho đồng thừa kế nào đã và đang quản lý, sử dụng di sản.

Một số vụ tương tự

Tháng 4-2008, chị em bà T. khởi kiện người em dâu ra tòa yêu cầu chia di sản là căn nhà do cha mẹ họ mất năm 1992 để lại. Một năm sau, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bác yêu cầu của chị em bà T. vì họ không xuất trình được văn bản xác nhận của các đồng thừa kế rằng di sản do người chết để lại là tài sản chung chưa chia.

Tháng 8-2009, TAND tỉnh Đồng Nai cũng đã y án sơ thẩm. Theo tòa, giấy xác nhận của các đồng thừa kế rằng căn nhà tranh chấp tài sản chung chưa chia không có giá trị vì chỉ có chữ ký của chị em bà T., còn người em dâu không thừa nhận, không ký vào tờ xác nhận này.

Năm 1990, cha mẹ bà S. qua đời không để lại di chúc. 14 năm sau, bà S. khởi kiện người em đang quản lý di sản ra tòa để yêu cầu chia thừa kế. Trong khi đó, người em chỉ đồng ý chia một phần di sản bởi cha mẹ đã cho ông phần còn lại khi còn sống. Năm 2006, TAND tỉnh Đ. xử phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu của bà S.

Năm 2009, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị bản án với lý do người để lại di sản mất từ năm 1990, tính đến năm 2004 đã hết thời hiệu chia tài sản thừa kế. Trong khi đó, người em của bà S. lại không thừa nhận toàn bộ di sản là tài sản chung vì cha mẹ đã cho ông một phần khi còn sống nên vụ việc cũng không đủ điều kiện để chia tài sản chung theo hướng dẫn trong Nghị quyết 02 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

Cuối năm 2009, Tòa Dân sự TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu.
HỒNG TÚ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ

I/ Khái niệm quyền thừa kế

Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là công dân, tổ chức. Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản (quyền của người để lại di sản) và chủ thể hưởng thừa kế di sản (quyền của người nhận di sản). Quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là chủ thể hưởng thừa kế di sản (và chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc).

Khi xem xét về vấn đề thừa kế thì di sản là một trong những vấn đề được quan tâm trước tiên. Di sản là cơ sở để thiết lập di chúc bên cạnh các căn cứ khác. Chỉ khi di sản còn tồn tại trên thực tế thì người lập di chúc mới có “cái” để định đoạt.

Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.

II/ Quyền của người để lại tài sản – một số vấn đề vướng mắc

Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trước khi chết.

Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự thì,  người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Ngoài ra, tại Điều 662 BLDS còn quy định, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

1. Chỉ định người thừa kế

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống; và cũng có thể là những người khác như Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội,…

2.  Truất quyền hưởng di sản

Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, mà không nhất thiết phải nêu lý do. Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình.

Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là “truất” nên hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, người bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người lập di chúc thể hiện rõ ràng trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu di chúc bị vô hiệu toàn bộ, thì tư cách người thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hoặc có một phần vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất. Do vậy, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực, được chia theo pháp luật thì người đó vẫn không được hưởng. Quan điểm khác cho rằng, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nhưng không được người lập di chúc chỉ định hưởng tài sản. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu có phần tài sản nào đó không được định đoạt trong di chúc, được chia theo pháp luật thì họ vẫn sẽ được hưởng, vì họ là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, quyền thừa kế của họ có được là do luật định.

3.  Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế

Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể di sản của mình cho người thừa kế. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải nêu lý do. Người lập di chúc cũng có thể chỉ định nhiều người thừa kế và di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó. Người lập di chúc cũng có thể phân định di sản theo tỷ lệ mà không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng và mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm phân chia. Hoặc người lập di chúc có thể phân định rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì; khi di sản được phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc

4. Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế thì người đó phải thực hiện. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Nếu người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.

5. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và để di tặng

Người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng hoặc để di tặng cho người khác. Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế. Hiệu lực của việc di tặng về nguyên tắc, được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Người nhận tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật cũng quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (khoản 2 Điều 671 BLDS) và “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng””(khoản 2 Điều 670 BLDS).

Pháp luật quy định người để lại di sản thừa kế có quyền dành một phần di sản của mình để di tặng là hoàn toàn hợp lý. Theo quy định về di tặng thì, người được di tặng có nhiều ưu tiên hơn người được thừa kế thông thường vì khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người được di tặng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản của người lập di chúc không đủ để thanh toán các khoản nợ của họ. Tuy vậy, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này, còn tồn tại nhiều vướng mắc, cụ thể: Xét về bản chất, người được di tặng là người được hưởng một phần di sản theo di chúc. Như vậy, có áp dụng Điều 643 BLDS quy định về “người không được quyền hưởng di sản” đối với người nhận di tặng hay không?. Trường hợp người lập di chúc có cha mẹ già, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, nhưng lại lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để di tặng cho một người khác thì Tòa án có tuyên bố di chúc đó vô hiệu được hay không?

Vấn đề để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cũng gặp vướng mắc tương tự. Di sản này cũng được hưởng ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ và không bị đem ra chia thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật không quy định rõ phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản tối đa là bao nhiêu. Do vậy, trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Trong thời gian tới, pháp luật dân sự cần quy định cụ thể về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng và di tặng để tránh những vướng mắc nêu trên.

6.  Quyền sửa đổi, bổ sung thay thế, hủy bỏ di chúc

Sửa đổi di chúc: là việc người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình làm thay đổi một phần di chúc đã lập. Những phần di chúc không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực; phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó, pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể hiện trong sự sửa đổi sau cùng.

Bổ sung di chúc: là việc người lập di chúc bổ sung thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn. Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau. Trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. BLDS không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung di chúc. Tuy nhiên, để tránh việc tẩy xóa, thêm bớt vào di chúc làm giảm tính chính xác và xác thực của di chúc pháp luật cần quy định việc sửa đổi bổ sung di chúc phải được thể hiện bằng văn bản riêng biệt kèm theo di chúc đã lập.

Thay thế di chúc: Thay thế di chúc là việc một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng sau đó nếu họ thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp) thì có quyền lập một di chúc khác để thay di chúc đã lập trước. Khoản 3 Điều 662 BLDS quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.

Hủy bỏ di chúc: là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình truất bãi di chúc đã lập. Khoản 3 Điểu 662 BLDS 2005 xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Tuy nhiên, thực tế việc hủy bỏ di chúc còn có thể được người lập di chúc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ: hủy bỏ di chúc trong trường hợp thực hiện hành vi xé, đốt, tiêu hủy di chúc mà người đó đã lập ra; hoặc khi người lập di chúc tuyên bố trước mọi người về việc phế truất di chúc đã lập hay viết vào bản di chúc là không thừa nhận di chúc đó nữa. BLDS không quy định về hình thức hủy bỏ di chúc, tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, dù thực hiện bằng cách nào chăng nữa, nhưng nếu đó là ý chí tự nguyện của người lập di chúc thì đều được coi là hủy bỏ di chúc.

7.  Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, cũng như để đảm bảo ý nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, người lập di chúc có thể gửi di chúc ở cơ quan công chứng nhà nước hoặc bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc. Đồng thời, để di sản của người lập di chúc để lại không bị mất mát, hư hỏng cần có người quản lý di sản. Tôn trọng ý chí của người lập di chúc nên trước hết người quản lý di sản phải là người được chỉ định trong di chúc, khi nào trong di chúc không xác định người quản lý di sản thì sẽ xác định người quản lý di sản theo một trong các trường hợp sau:

– Là người được những người thừa kế cùng thỏa thuận cử ra để quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được chia.

– Người đang chiếm giữ, quản lý di sản là người quản lý di sản trong thời gian những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản mới.

– Người đang chiếm giữ, sử dụng di sản thừa kế theo hợp đồng mà họ đã ký kết với người để lại di sản là người quản lý di sản cho đến khi hết hạn hợp đồng.

– Di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khi chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý.

Người được chỉ định quản lý di sản trong di chúc có thể là một trong những người thừa kế theo luật của người đó nhưng cũng có thể là một người bất kỳ hoặc một cơ quan hay tổ chức nào đó. Ý chí này của người lập di chúc luôn luôn được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nếu đúng là ý chí tự nguyện và không trái với pháp luật.

Người lập di chúc cũng có quyền chỉ định người phân chia di sản, việc phân chia di sản phải tuân theo di chúc. Trường hợp di chúc không xác định cách phân chia di sản thì phải chia theo sự thỏa thuận của những người thừa kế. Người phân chia di sản chỉ được hưởng thù lao đối với công việc chia di sản và theo mức mà người để lại di sản đã xác định, nếu trong di chúc có cho phép hưởng thù lao. Trường hợp di chúc không xác định điều này, nhưng nếu có sự thỏa thuận của những người thừa kế thì người phân chia di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thỏa thuận đó. Đồng thời, người được xác định phân chia tài sản có thể từ chối công việc đó nếu muốn và trong những trường hợp này những người thừa kế tự thỏa thuận để cử ra người phân chia di sản.

Trong một số trường hợp, pháp luật quy định quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, các đối tượng được thừa kế tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể, Điều 669 BLDS quy định:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”

Tóm lại, quyền định đoạt của người lập di chúc được pháp luật bảo vệ và tôn trọng nhưng chỉ có hiện lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 652 BLDS. Nếu người lập di chúc không tuân theo những điều kiện của di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không hợp pháp và mặc dù ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng nhưng quyền định đoạt của người có di sản không phải là tuyệt đối. Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế. Quyền tự do ý chí ấy được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản mà còn thể hiện ngay cả trong việc không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi chết. Đây là cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật.

III/ Quyền của người nhận di sản – một số vấn đề  vướng mắc

Điều 642 BLDS quy định về việc từ chối nhận di sản như sau:

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”

Pháp luật thừa kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định trong điều luật nêu trên quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 642 BLDS.

Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:

– Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

– Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc

– Từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

Theo tinh thần của điều luật này, thì việc từ chối nhận di sản được coi là một quyền năng của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên việc thực hiện quyền năng này chỉ được pháp luật chấp nhận trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế;  nếu quá thời hạn kể trên, người được hưởng di sản mới bày tỏ ý kiến về việc từ chối nhận di sản thì việc từ chối đó không được pháp luật chấp nhận và người đó buộc phải chấp nhận việc hưởng quyền năng của mình đó là “quyền hưởng thừa kế di sản”.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế, rất ít trường hợp người nhận di sản thực hiện việc từ chối nhận di sản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế (tức là ngày mà người để lại di sản chết). Trong không ít trường hợp, sau khi người để lại di sản chết hàng vài năm, việc phân chia di sản mới được đặt ra (điều này là hoàn toàn phù hợp với cách xử sự truyền thống của người Việt Nam). Khi đó, tranh chấp về thừa kế mới nảy sinh, các bên đương sự đưa nhau ra tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhiều người trong số các đương sự này vì không muốn tham gia vào vụ tranh chấp hoặc vì các lý do khác đã không muốn nhận di sản thừa kế và lúc này họ mới có ý định từ chối nhận di sản. Những người này làm đơn xin Tòa án cho phép họ từ chối nhận di sản (tức là họ từ bỏ một quyền năng của mình). Nếu Tòa án chấp nhận thì sẽ vi phạm quy định về thời hạn từ chối di sản theo Điều 642 Bộ luật dân sự. Nếu Tòa án không cho họ thực hiện quyền năng này, rõ ràng ý chí định đoạt quyền năng của họ đã không được đảm bảo.

Phải khẳng định rằng, quyền thừa kế đối với một khối di sản nhất định về bản chất cũng là một quyền tài sản. Người có quyền năng này cũng chính là chủ sở hữu của khối tài sản đó. Theo Điều 195 Bộ luật dân sự thì chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản thuộc sở hữu của mình, tức là có quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc thậm chí từ bỏ quyền sở hữu của mình. Như vậy, việc cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế là hoàn toàn hợp lý. Việc thực hiện quyền năng này ngoài thời hạn 06 tháng (nếu không phải để trốn tránh một nghĩa vụ tài sản) thì hoàn toàn không “gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” như nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự.

Rõ ràng, chưa có sự thống nhất trong quy định của các Điều 642, Điều 195 và Điều 165 Bộ luật dân sự. Việc áp dụng một cách máy móc Điều 642 chỉ là sự làm phức tạp hóa quan hệ dân sự, gây phiền phức cho người dân, chứ chưa thực nhằm mục đích làm ổn định quan hệ xã hội. Vì vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế, cũng như tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết nhánh chóng, kịp thời các tranh chấp về thừa kế, nên sửa đổi quy định tương ứng của BLDS theo hướng, không quy định hạn chế thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế. Đồng thời, pháp luật cũng không nên hạn chế phương thức thể hiện việc từ chối mà người từ chối có thể báo với các cơ quan Nhà nước hoặc Tòa án và những người thừa kế khác tại bất kỳ thời điểm nào trước khi di sản thừa kế được chia.

Phương Dung – Hà Giang
Nguồn: toaan.gov.vn

BỊ ĐƠN KHÔNG CUNG CẤP “MẪU”GIỌNG NÓI, KHÓ XỬ

27/05/2013 – 06:00

Băng ghi âm được xem là nguồn chứng cứ nhưng không hề có quy định nào bắt buộc đương sự phải cung cấp mẫu giọng nói để cơ quan chức năng giám định, so sánh…

TAND một quận ở TP.HCM đang đau đầu về vụ đòi nợ giữa bà NTP và vợ chồng ông HNT bởi vợ chồng ông T. không chịu cung cấp giọng nói để làm mẫu giám định.

Không giám định được

Theo đơn kiện của bà P., năm 2009, bà kinh doanh vải tại chợ Bình Tiên (quận 6) nên quen vợ chồng ông T. ở sạp kế bên. Tháng 3-2011, vợ chồng ông T. kẹt tiền mua đất, có mượn của bà 200 triệu đồng, hứa sẽ trả trong vòng hai tháng. Tin tưởng, bà cho mượn mà không viết giấy nợ gì cả.

“Đến hạn trả, vợ chồng ông T. cứ hẹn lần hẹn lữa nên tình cảm đôi bên sứt mẻ. Nhiều lần tôi yêu cầu họ viết giấy nợ, họ cũng không làm” – bà P. ấm ức kể.

Tháng 8-2011, trong một lần cãi nhau tại chợ, bà đã dùng điện thoại ghi âm lại để làm bằng chứng về việc vợ chồng ông T. có mượn tiền của bà. Hai tháng sau, bà khởi kiện yêu cầu tòa buộc vợ chồng ông T. trả nợ. Cùng với đơn kiện, bà nộp kèm cho tòa chứng cứ duy nhất là file ghi âm lần cãi nhau nói trên.

Ảnh minh họa: HTD

Bị tòa triệu tập, vợ chồng ông T. phủ nhận chuyện vay tiền của bà P. Khi hai bên đối chất, vợ chồng ông cũng bảo giọng nói trong file ghi âm không phải là giọng nói của họ. Đôi bên tranh cãi quyết liệt, tòa đề nghị giám định file ghi âm. Hai bên đồng ý nhưng vợ chồng ông T. sau đó lại không chịu hợp tác, cung cấp mẫu giọng nói.

Tòa án một quận khác ở TP.HCM cũng gặp tình huống nhức đầu tương tự trong vụ ly hôn của vợ chồng bà M.

Vợ chồng bà M. có một căn nhà chung. Theo người chồng, căn nhà này được hai vợ chồng mua lại của người mẹ vợ với giá 50 lượng vàng từ năm 2005. Khi mua, các bên có viết giấy tay nhưng sau đó bị bà M. xé mất. Còn bà M. thì cho rằng căn nhà là của cha mẹ bà tặng riêng cho bà.

Người chồng cung cấp cho tòa một băng ghi âm mà theo ông có nội dung chứng minh người mẹ vợ đã bán ngôi nhà này cho vợ chồng ông. Sau đó, tòa ra quyết định trưng cầu giám định giọng nói của các đương sự trong băng ghi âm nhưng phía bà M. lại không hợp tác.

Thiếu quy định bắt buộc

Theo vị thẩm phán giải quyết vụ kiện của bà P., muốn giám định băng ghi âm thì bắt buộc các đương sự có tiếng nói trong băng ghi âm phải có mặt tại tổ chức giám định để so sánh, đối chiếu mẫu tiếng nói. Chỉ cần một bên không có mặt, không hợp tác là việc giám định bế tắc. Tòa cũng không biết phải làm sao bởi không có quy định bắt buộc đương sự phải cung cấp mẫu giám định. Không giám định được, tòa không có cơ sở để giải quyết nên án bị kéo dài.

Theo các luật sư Nguyễn Minh Thuận, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Minh Luận (Đoàn Luật sư TP.HCM), đây là một lỗ hổng trong pháp luật tố tụng dân sự, các nhà làm luật cần nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Nên chăng cần có quy định là trong trường hợp phải giám định để tòa có cơ sở giải quyết án thì những người liên quan phải có nghĩa vụ hợp tác, cung cấp mẫu giám định. Nếu từ chối, không hợp tác thì xem như họ sẽ gặp bất lợi khi tòa đánh giá chứng cứ…

Quy định liên quan

– Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho tòa án hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

(Theo Điều 81 BLTTDS)

– Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

(Trích Điều 82 BLTTDS)

– Xác định chứng cứ

2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

(Trích Điều 83 BLTTDS)

______________________________________

Tòa cần linh hoạt

Để khắc phục, trước mắt các tòa cần linh hoạt vận dụng nguyên tắc đương sự có trách nhiệm phải chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Vì vậy khi đương sự không hợp tác thì xem như đương sự thừa nhận theo như yêu cầu cần giám định của bên có yêu cầu.

Một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM

Tìm chứng cứ khác

Nếu đương sự không hợp tác, tòa vẫn có thể tìm ra những chứng cứ khác như nhân chứng cùng các tài liệu khác để xác định sự thật của vụ án, không chỉ phụ thuộc vào kết quả giám định.

Kiểm sát viên Nguyễn Anh Đức, Bố Trạch (Quảng Bình)

HOÀNG YẾN

(Nguồn: Báo pháp luật)

SẼ MIỄN THI HÀNH ÁN KHÔNG THỂ THI HÀNH?

04/03/2013 – 06:25

Bộ Tư pháp vừa tổ chức tọa đàm góp ý xây dựng nghị quyết của Quốc hội về việc miễn thi hành án khoảng 48.000 việc là khoản thu cho ngân sách Nhà nước không có điều kiện thi hành. Có người ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn…

Theo Bộ Tư pháp, hiện cả nước còn hơn 288.000 việc (tương ứng số tiền khoảng 30.000 tỉ đồng) chưa được thi hành án dứt điểm. Trong đó có khoảng 48.000 việc (tương ứng số tiền gần 700 tỉ đồng) là khoản thu cho ngân sách Nhà nước không có điều kiện thi hành. Đây là số việc mà các cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục, đã áp dụng những biện pháp cần thiết để tổ chức thi hành trong nhiều năm qua nhưng vẫn bế tắc.

Các trường hợp nào được miễn?

Vì vậy, Bộ Tư pháp đã đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết miễn thi hành án đối với những khoản thu ngân sách không có điều kiện thi hành nói trên để tiết kiệm được chi phí từ ngân sách, công sức và thời gian của các cơ quan thi hành án dân sự. Bởi lẽ hằng năm, riêng chi phí để xác minh, rà soát đã “ngốn” khoảng 60 tỉ đồng, trong khi không thu được thêm khoản tiền nào…

Theo dự thảo nghị quyết mà Bộ Tư pháp xây dựng, các trường hợp được miễn thi hành án cụ thể như sau:

Thứ nhất là trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thuộc hộ nghèo hoặc không thuộc hộ nghèo nhưng bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, ở vùng đặc biệt khó khăn, bị tai nạn, mất khả năng lao động, bị bệnh hiểm nghèo nên không có điều kiện thi hành án.

Làm thủ tục kê biên thi hành án. Ảnh minh họa: HTD

Thứ hai là trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã xác minh nhưng không xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ ngày ra quyết định thi hành án.

Thứ ba là trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) đã giải thể hoặc ngừng hoạt động nhưng không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp và người nhận chuyển giao quyền nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Thứ tư là trường hợp người phải thi hành án có quốc tịch nước ngoài đã xuất cảnh nhưng không có tài sản ở Việt Nam, cơ quan chức năng đã thực hiện việc tương trợ tư pháp để xác định địa chỉ, tài sản của họ ở nước ngoài nhưng không có kết quả.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp còn đề xuất miễn thi hành án đối với án phí cùng các quyết định thu nộp ngân sách trong các bản án hình sự mà vi phạm của người bị kết án đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 quy định không còn là tội phạm.

Còn nhiều băn khoăn

Bà Trịnh Thị Thanh Bình (đại biểu Quốc hội, Chánh án TAND tỉnh Bến Tre) cho rằng nguyên nhân để tồn tại tình trạng án tồn đọng quá lâu không thi hành được, gây mất một nguồn thu lớn cho ngân sách xuất phát từ cơ chế chứ không phải do cơ quan thi hành án. Chẳng hạn, pháp luật hiện chưa có biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng “doanh nghiệp ma” bỗng dưng biến mất…

Theo bà Bình, những án tồn không thể thi hành thì cần thiết phải xóa để tránh tốn kém thêm chi phí theo dõi. Tuy nhiên, với trường hợp thi hành án phần dân sự trong bản án hình sự thì cần phải cân nhắc cho hợp lý bởi liên quan đến việc xét đặc xá cho phạm nhân, chuyện xóa án tích…

Ông Nguyễn Công Long (Phó Vụ trưởng Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội) thì băn khoăn: “Luật Thi hành án dân sự đã quy định miễn thi hành án cho một số trường hợp không có khả năng thi hành án. Nay nếu ban hành thêm nghị quyết này, hóa ra Quốc hội ban hành hai văn bản khác nhau để điều chỉnh cùng một vấn đề thì chưa ổn. Nên chăng chỉ ra nghị quyết để điều chỉnh một vấn đề cá biệt, chẳng hạn lập một danh sách những trường hợp không thể thi hành án để xin miễn”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Vụ trưởng Vụ Kiểm sát thi hành án VKSND Tối cao) cũng thắc mắc: “Tại sao chúng ta không khoanh 48.000 việc này lại, cắt ra để theo dõi riêng? Nó sẽ không phát sinh thêm nữa và cũng không được ghi là án tồn vào năm sau. Làm như thế sẽ không cần phải tốn chi phí xác minh”.

Theo đại diện Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao, với án tồn đọng không thể thi hành thì cần phải phân tích rõ các nguyên nhân chủ quan và khách quan để chấn chỉnh, xử lý. “Nếu đối tượng miễn tràn lan, không rõ ràng thì người dân sẽ không tin công việc mà cơ quan thi hành án làm. Trên thực tế, đối tượng phải thi hành án luôn tìm cách né tránh thi hành án. Vì vậy, đối tượng miễn phải đúng, nếu không sẽ không thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật” – ông nhấn mạnh.

Bức tranh án tồn đã bị hiểu nhầm

Trên thực tế, bức tranh án tồn từ trước đến nay đã bị người dân hiểu nhầm. Khoảng 48.000 việc dự kiến xin miễn thi hành án lần này là những việc không thể thi hành được vì đương sự không có tài sản. Các cơ quan thi hành án dân sự đã trải qua một thời kỳ theo dõi nhưng vẫn không tìm được tài sản. Nguyên nhân hoàn toàn là do khách quan, khi mà cơ quan thi hành án đã áp dụng hết các biện pháp trong nhiều năm nhưng không tìm ra tài sản hay không tìm ra địa chỉ. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa cũng không phải lỗi do tòa án mà lỗi do cơ chế. Luật quy định cho phép tòa tuyên mà không thẩm định là mức đó thì đương sự có thể thi hành án được hay không, trong khi ở nước ngoài, người ta còn có hội đồng tư vấn xác minh trước để tuyên cho phù hợp thực tế…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

Nên chấp nhận

Số tiền khoảng 700 tỉ đồng rất lớn, nếu miễn thì ngân sách Nhà nước sẽ thất thu nhưng nếu để lại cũng không thể thi hành được. Vì vậy, cần nghiên cứu để thuyết phục Quốc hội chấp nhận để tránh tốn thêm khoản tiền theo dõi. Vấn đề đặt ra ở đây là một đương sự đang được xét miễn thi hành án nhưng cũng chính người đó phát sinh thêm nghĩa vụ thi hành án ở một bản án khác thì có được miễn nữa hay không? Hay một người được miễn thi hành án, sau đó phạm tội thì có được tiếp tục miễn án phí… hay không?

Bà TRẦN THỊ HỒNG VIỆTChánh Văn phòng TAND TP.HCM

Xác định rõ đối tượng được miễn

Cần phải có hướng dẫn cụ thể về đối tượng được miễn vì quy định như dự thảo mang tính định tính nhiều hơn. Chẳng hạn, dự thảo nêu người không có tài sản sẽ được miễn nhưng như thế nào được coi là không có tài sản? Tiêu chí hộ nghèo của mỗi tỉnh cũng khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý chi tiết này.

Bà NGUYỄN ANH HOA,
Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương

Còn quy định chưa thực tế

Quy định miễn thi hành án cho người có quốc tịch nước ngoài đã xuất cảnh mà không có tài sản tại Việt Nam với điều kiện đã thực hiện thủ tục tương trợ tư pháp để xác định địa chỉ, tài sản của họ ở nước ngoài nhưng không có kết quả là chưa thực tế. Những án này đã quá lâu rồi không thể thi hành án được. Cạnh đó, có những khoản thu rất nhỏ mà vẫn buộc cơ quan thi hành án thực hiện thủ tục tương trợ tư pháp là rất tốn kém, trong khi hầu như sau đó đều không có kết quả gì.

Một lãnh đạo Cục Thi hành án  dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

TIẾN HIỂU

(Nguồn: Báo pháp luật)

XIN VISA Ở LÃNH SỰ MỸ TẠI TP.HCM: 1.001 CHUYỆN CHƯA BIẾT

29/05/2013 07:20

(TNO) Khoảng 8 giờ Lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM mới bắt đầu làm việc nhưng từ 2-3 giờ sáng người dân các tỉnh đã chầu chực trước cổng lãnh sự hay phía bên kia góc đường Lê Duẩn và Lê Văn Hưu (Q.1, TP.HCM) với mục đích xin visa.

“Góc đường này như một xã hội thu nhỏ, có người giàu kẻ nghèo, có buồn vui, có thất vọng, chán nản. Mọi chuyện đều liên quan đến visa”, một người đi xin visa ví von.

Cha mẹ thăm con: Dễ đến… bất ngờ

Bà Hiền, chủ quán cà phê cóc ở góc đường Lê Duẩn – Lê Văn Hưu (Q.1) gần 20 năm nay cho biết thông thường cứ ba giờ sáng là bà đã phải dọn hàng để bán vì nhiều người ở quê lên sớm.

Mở quán sớm, theo bà Hiền, chủ yếu là để phục vụ cho những người ở tỉnh lên làm visa ở Lãnh sự quán Mỹ. Theo quy định phải 8 giờ lãnh sự quán Mỹ mới làm làm việc nhưng từ 2-3 giờ sáng đã có người chầu chực trước cổng rồi. Người đến sớm chủ yếu ở tỉnh xa, đa phần từ các tỉnh miền Tây.

Xếp hàng xin visa ở Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM – Ảnh: Trung Hiếu

Ông Nguyễn Văn Đức, nhà ở Bình Dương, đưa người con trai đến phỏng vấn xin visa đi du học Mỹ cho hay việc xin visa giống như kiểu “hên xui”. Đối với người này là cực khó nhưng lại cực kỳ dễ dàng với người khác.

Ông Đức kể về lần xin visa sang Mỹ thăm con: “Khi bước vào, đụng với một ông Tây da đen to đùng đùng, mình hơi run. Ông ấy hỏi tôi mấy câu: Con ông tên gì, sang Mỹ ngày tháng năm nào? Ông sang Mỹ làm gì, sao không đưa vợ theo? Tôi cứ từng câu trả lời, xong ông ấy bắt tay chúc mừng. Không ngờ xin visa sang Mỹ dễ thế”.

Bà Trần Văn Thủy, 67 tuổi, quê ở Bến Tre, được người con trai dẫn lên phỏng vấn xin visa thăm cháu nội ở Mỹ kể: “Tôi được hướng dẫn đến quầy số 7 gặp một bà người Tây. Lạ một điều là bà này nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt chứ không cần thông dịch. Hỏi được ba câu, bà này bảo tôi đậu rồi. Chuẩn bị đi mua vé máy bay sang thăm cháu đi là vừa”.

Ông Nguyễn Tất Thắng, quê ở Sóc Trăng, lên phỏng vấn xin visa thăm con ở Mỹ cho hay những trường hợp cha mẹ xin visa thăm con rất dễ được chấp nhận.

Râm ran chuyện “bán” visa

Bà Nguyễn Thị Anh Mỹ (quê ở An Giang), có quốc tịch Mỹ, lên Lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM làm thủ tục đổi hộ chiếu cho hay sau vụ gian lận visa, công tác an ninh ở lãnh sự quán Mỹ được siết chặt hơn.

Bà Mỹ cho biết thời gian sống ở tiểu bang California (Mỹ), bà gặp không ít trường hợp người Việt tìm mọi cách “mua” visa qua Mỹ, sau khi sang Mỹ trốn ở đây luôn.

Bà Mỹ nói: “Cách phổ biến nhất, họ sẽ bỏ tiền cưới giả người có quốc tịch Mỹ. Sau khi được cấp thẻ xanh họ sẽ li dị. Nhưng thủ thuật này gần đây đã bị chính quyền Mỹ phát giác”.

Từ Đồng Tháp lên TP.HCM tới Lãnh sự quán Mỹ điều chỉnh giấy tờ, ông Tăng Phụng Hổ – Việt kiều Mỹ – cho hay những trường hợp “chạy” visa rồi sang Mỹ, rồi thuê người có quốc tịch Mỹ kết hôn rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp bị chính quyền Mỹ phát hiện vừa bị tội vừa “tiền mất tật mang”.

“Vừa rồi ở California, cảnh sát bắt một lúc mấy chục luật sư chuyên tư vấn cho khách hàng Việt Nam giả kết hôn với người có quốc tịch Mỹ để có thẻ xanh”, ông Hổ nói.

Bản thân ông Thắng có con gái sang Mỹ và lấy chồng bên đó. Năm ngoái, vợ chồng người con mời ba mẹ sang định cư hẳn bên đó. Vợ ông Thắng phỏng vấn lần đầu được cấp visa liền. Cách đây hai tháng, ông Thắng làm thủ tục xin visa và cũng được cấp trong lần đầu tiên phỏng vấn.

Tuy nhiên, theo ông Thắng kể không phải trường hợp cha mẹ xin visa thăm con đều suôn sẻ. Năm trước khi đưa vợ đi phỏng vấn, ông đã chứng kiến cảnh một bà mẹ xin visa thăm con bị rớt khi phỏng vấn.

“Lý do trước đó, bà này làm giả kết hôn và bị nhân viên lãnh sự Mỹ phát hiện. Sau này, người con đủ điều kiện bảo lãnh, bà tiếp tục làm hồ sơ xin visa. Tuy nhiên nhân viên ở đây phát hiện ra bà này từng gian dối lập tức từ chối. Hết cửa sang Mỹ thăm con, bà này khóc tại quầy phỏng vấn”, ông Thắng nói.

Không cấp visa vì người phỏng vấn quá… đẹp

Bà Hiền cho biết đông nhất là đối tượng phỏng vấn xin visa du học nhưng đây là những trường hợp bị rớt nhiều nhất.

“Chưa kể sau khi thông tin bán visa bị phát giác như vừa qua báo chí nêu, rất nhiều người phỏng vấn bị rớt”, bà Hiền nói.

Đây là lần thứ năm ông Trần Văn Thiện, nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu đưa con đi phỏng vấn xin visa sang Mỹ du học.

Ông Thiện kể nhà chủ yếu làm nông, có vài ha trồng tiêu, cộng với nuôi heo nên một năm trừ chi phí, cả gia đình cũng thu được khoảng hơn 200 triệu đồng.

Người con gái đầu của ông Thiện học khá giỏi, năm ngoái thi đậu một lúc hai trường đại học nhưng lại có ước mơ sẽ đi du học. Thương con, vợ chồng ông Thiện sau khi bàn bạc quyết định làm hồ sơ xin visa cho con du học tự túc.

Tuy nhiên, oái ăm là sau bốn lần phỏng vấn, con gái ông Thiện đều rớt với lý do khi thì chưa chứng minh được tài chính, khi thì trình độ ngoại ngữ chưa đủ chuẩn…

“Lần gần đây nhất sau khi phỏng vấn xong, người thông dịch nói chưa thể cấp visa vì con tôi đẹp quá, sang đó dễ trốn đi lấy chồng. Khi không thích cấp, họ tìm đủ mọi cách từ chối. Lần này đưa con đi phỏng vấn cho nó toại nguyện chứ khó đậu lắm”, ông Thiện nói.

Ông Thiện cho hay khi biết Mỹ khó xin visa, gia đình ông cũng tính cho con du học ở Úc nhưng thấy tiền cọc du học ở Úc nặng quá, những hơn 500 triệu đồng, gia đình khó gánh nổi.

“Với lại ở Úc khi sang học thì dễ nhưng khi học xong rất khó ở lại nếu không lập gia đình với người có quốc tịch Úc nên con tôi không thích”, ông Thiện lý giải.

Sao thấy con phỏng vấn rớt visa, gia đình không tìm dịch vụ tư vấn? Ông Thiện cho biết đậu hay rớt visa cũng hên xui chứ không có dịch vụ tư vấn nào dám đảm bảo 100% phỏng vấn là đậu.

Bền bỉ và kiên trì nhất có lẽ là một cậu phỏng vấn xin visa du học tới 13 lần mới đậu. Khi nhìn thấy cậu này vô phòng phỏng vấn, ông Tây phỏng vấn chỉ biết cười lắc đầu, hỏi đúng một câu rồi cho đậu
Bà Hiền – bán cà phê ở góc đường Lê Duẩn – Lê Văn Hưu

Ông Thiện kể: “Có dịch vụ ra giá 10.000 USD bảo đảm đậu visa nhưng cuối cùng họ có làm được đâu. Đứa cháu tôi ở nhà cũng xin visa đi Mỹ, nó học dở, vào Lãnh sự quán Mỹ họ hỏi gì cũng ú ớ hoặc không biết nhưng cuối cùng lại đậu”.

Hơn 11 giờ, con gái ông Thiện phỏng vấn xong đi ra. Nhìn thấy bộ dạng thất thểu của con gái từ xa, ông Thiện biết kết quả lần này không tốt hơn những lần trước.

“Lại rớt rồi ba ạ. Con vào trúng ngay bà nhân viên người Hàn Quốc từng phỏng vấn mình. Bà hỏi con dạo này có gì mới không và hỏi thêm hai câu nữa. Xong rồi bà bảo con chưa đủ điều kiện để được cấp visa và nói xin lỗi”, cô con gái buồn bã đáp.

Nghe xong, ông Thiện đáp: “Đưa con đi phỏng vấn lần này cho con toại nguyện chứ ba cũng không hi vọng con đậu. Bởi nếu đậu thì con đã đậu ở những lần phỏng vấn đầu rồi. Thôi không được học ở Mỹ thì ráng học tốt trường trong nước vậy”.

Kinh nghiệm nhiều lần đi xin visa, ông Nguyễn Tất Thắng, quê ở Sóc Trăng cho hay chỉ cần nhìn dáng đi của người phỏng vấn khi bước ra khỏi cổng lãnh sự Mỹ là ông biết người đó đậu hay rớt.

“Người nào ra cổng đi như bay sang đường là đậu, còn cứ đi chầm chậm, đầu không ngẩng cao chắc chắn rớt”, ông Thắng cười nói.

Bí mật bên trong địa điểm phỏng vấn

Thú thật, cũng như bao nhiêu người khác tôi cũng có chút cảm giác lo âu khi chuẩn bị phỏng vấn xin visa đi Mỹ. Dẫu cho trước đó tôi đã từng xin visa đi những nước thuộc hàng “xương xẩu” như Anh, Pháp, Thụy Điển… Xen lẫn một chút tò mò, không biết khi vào bên trong khuôn viên lãnh sự mình sẽ được đón tiếp như thế nào, đối diện với nhân viên lãnh sự ra sao…

Nhìn hàng người rồng rắn chờ xin visa dọc theo đại lộ Lê Duẩn với trang phục thẳng tắp, có bà, có cô còn diện áo dài, tóc bới hẳn hoi…, cứ như đi dự tiệc nhưng nét mặt đa phần đều căng thẳng. Tôi cũng ít nhiều ngạc nhiên, tại sao mọi người lại có một cảm giác, một tâm lý ít thấy ở lãnh sự quán các nước khác như vậy?

Sau khi xếp hàng làm thủ tục an ninh và gửi lại các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, máy ảnh… mọi người tách làm hai nhánh, một phía dành cho không di dân và một dành cho di dân.

Và điều khiến các cô, các chị lỡ mặc áo dài phải ân hận là khu vực dành cho ngồi chờ phỏng vấn chỉ là hàng hiên có mái che, không phải là những phòng đợi máy lạnh như vẫn tưởng tượng. Ghế ngồi xếp từng hàng như mọi người vẫn thấy ở sân bay, nhà ga Hòa Hưng hoặc các phòng chờ của nhà xe Phương Trang, Thành Bưởi. May mà tôi ăn mặc có phần… mát mẻ, giản đơn.

Trước khi phỏng vấn, mọi người phải lấy dấu vân tay. Hôm tôi phỏng vấn là một cô người Mỹ to cao trực tiếp hướng dẫn. Có phần hồi hộp, tôi tiến tới, chưa kịp nói gì cô ấy đã hướng dẫn rành rọt bằng tiếng Việt: “Bốn ngón tay trái. Bốn ngón tay phải. Ngón cái tay trái. Ngón cái phải. Xong. Ra kia ngồi đợi”. Cũng có phần hụt hẫng cho sự chuẩn bị… từ vựng tiếng Anh của tôi.

Và tôi cũng bất ngờ hơn khi chẳng có phòng riêng nào để mời từng người phỏng vấn. Có 4-5 ô cửa và khi thấy số thứ tự của mình hiện lên trên bảng điện tử báo hiệu đến ô nào thì tiến đến ô đó và… đứng trả lời. Vậy nên, mọi người có thể nghe nhiều đoạn đối đáp thiệt là… vui.

Một bà cụ, nhìn là biết dân miền Tây “chính hiệu”, lụm cụm lên trả lời phỏng vấn. Anh nhân viên ngoại giao hình như người Hàn Quốc nói tiếng Việt thiệt rành: “Bà cụ đi qua Mỹ làm gì đây?”. “Tui đi thăm cháu ngoại chú ơi”. “Bà có mấy đứa cháu?”. “Nhiều lắm tui nhớ hổng xuể”. “Vậy chứ bà cụ có mấy người con?”. “Bảy đứa chú ơi”. “Bà sanh nhiều hen”. “Nhiều gì chú ơi. Có bà ở xóm trên bả sanh tới 9 đứa”. “Vậy chứ qua bển có ai tới đón bà cụ không?”. “Chèn ơi, hổng đón làm sao tui biết đường đi chú?”. “Vậy là xong rồi. Chúc mừng bà cụ nghen”. “Xong là sao chú?”. Anh nhân viên lãnh sự cười và hướng dẫn bà cụ qua quầy đóng tiền chuyển phát nhanh hộ chiếu. Bà cụ đi một lúc rồi lật đật quay lại quầy và nhìn anh nhân viên nói: “Tui cám ơn chú nhiều nghen chú. “Bai” chú hen”. Cả phòng chờ cười rần khiến cho không khí đỡ căng thẳng.

Tới phiên tôi thì cũng trả lời mấy câu đại loại: Ai mời qua đó? Qua đó làm gì? Ở bển có người thân không? Có gia đình chưa? Định ở “bển” bao lâu? Cũng cần hiểu khái niệm người thân ở đây là bà con ruột thịt chứ không phải khái niệm người thân bao gồm cả bạn bè thân thiết như tiếng Việt phong phú của mình định nghĩa vậy.

Và cũng có người khi được hỏi ở bao lâu thì cứ nghĩ là phải cố xin visa một năm nên nói là muốn ở càng lâu càng tốt. Rớt là cái chắc. Đơn giản chỉ là trả lời đúng thời gian chuyến đi đã lên kế hoạch của mình. Ngay cả khi nhân viên lãnh sự hỏi tiếp sau khi nghe tôi trả lời rằng chỉ đi đúng thời gian đã book vé máy bay trước rằng: “Cô có muốn đi Mỹ sau này không?”. Tôi cười đáp: “Tôi sẽ đi qua đó du lịch nếu thu xếp được thời gian”. Vậy là xong phiên phỏng vấn.

Sau này đến con trai của tôi phỏng vấn lại càng giản đơn hơn. Chỉ vỏn vẹn 4 câu. “Qua đó làm gì?”. “Tôi đi du lịch với mẹ”. “Mẹ có visa chưa?”. “Có rồi. Visa đây ông”. “Bên đó có người thân không?”. “Người thân thì không. Bạn bè thì nhiều”. “Sau này có muốn qua Mỹ học không?”. “Năm sau tôi sẽ qua vì tôi sẽ học chuyển tiếp”. Vậy là xong.

Anh Trương Nghiệp Phát, Trưởng phòng Maketing, Công ty Blue Sky Travel cho rằng có ba yếu tố sẽ tác động rất lớn đến các viên chức ngoại giao phỏng vấn. Đó là: “Trung thực. Chính xác. Không ngập ngừng”. Anh Phát cho biết khi trả lời phỏng vấn cứ nhìn thẳng vào người đối diện, không e dè, sợ hãi gì cả. Và đó chính là điều đã giúp cho tôi và con tôi xem chuyện đi xin visa Mỹ cũng chẳng có gì là khủng khiếp như mọi người vẫn nghĩ.

T.Tâm

Trung Hiếu

(Nguồn: Báo Thanh niên )

SAI MỘT LY, ĐI LẠI TỪ ĐẦU

Vợ chồng ông Phạm Ngọc Chương (phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Đồng Nai) có nghĩa vụ trả nợ cho bà Nguyễn Thị Thùy Trang gần 800 triệu đồng.

Án có hiệu lực thi hành. Ngày 25-4-2007, Chi cục THADS TP Biên Hòa đã kê biên căn nhà cấp 4 của ông Chương để thi hành án. Do các bên không thỏa thuận được nên Chi cục THADS TP Biên Hòa ký hợp đồng bán đấu giá căn nhà với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tỉnh (TTDVBĐG), giá khởi điểm hơn 1,6 tỉ đồng. Do không có người đăng ký mua nên phía ông Chương và bà Trang thống nhất giảm giá. Tài sản được thẩm định giá lại và đưa ra bán đấu giá.

Ngày 22-4-2010, TTDVBĐG tỉnh đã tổ chức bán đấu giá tài sản theo thủ tục đặc biệt (đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một người đăng ký mua và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý – khoản 1 Điều 19 Nghị định 05 năm 2005). Người trúng đấu giá là bà Trang, giá mua thành là 1,1 tỉ đồng.

Gần năm tháng sau, Chi cục THADS đã cưỡng chế giao nhà ông Chương cho bà Trang. Không đồng ý, ông Chương đã khiếu nại nhưng bị cơ quan này bác đơn nhưng sau đó, Cục THADS tỉnh Đồng Nai cho rằng khiếu nại của nguyên đơn là có cơ sở, việc bán đấu giá đã không tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật…

Ông Chương khởi kiện yêu cầu hủy kết quả đấu giá. Tuy nhiên, xử sơ thẩm hồi tháng 10-2012, TAND TP Biên Hòa đã bác yêu cầu của ông. Xử phúc thẩm mới đây, TAND tỉnh Đồng Nai nhận định: TTDVBĐG tỉnh Đồng Nai đã tổ chức bán đấu giá tài sản theo thủ tục đặc biệt nhưng lại không có sự đồng ý của chủ tài sản, không giao trực tiếp thông báo bán đấu giá, khi thực hiện thủ tục niêm yết công khai lại không niêm yết tại nhà ông (nơi có tài sản), không thông báo dành quyền ưu tiên cho ông được nhận lại tài sản…

Tòa cho rằng kết quả bán đấu giá không hợp lệ, nguyên đơn xin hủy là có căn cứ. TAND TP Biên Hòa bác yêu cầu của ông là không đúng. Cấp sơ thẩm cũng không đưa đầy đủ người vào tham gia tố tụng. Cụ thể, không xác định chồng bà Trang là người có quyền, nghĩa vụ trong vụ án để làm rõ việc vợ chồng bà Trang xây dựng tường rào như thế nào, cũng như chưa làm rõ việc chồng bà Trang không đồng ý cách giải quyết của bà về tài sản trúng đấu giá (cho nguyên đơn chuộc lại). Những thiếu sót trên sẽ dẫn đến việc không thi hành bản án được. Từ đó cấp phúc thẩm đã tuyên hủy án để cấp sơ thẩm giải quyết lại.

PHƯƠNG LOAN

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

DỰ ÁN LUẬT CƯ TRÚ – BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KIỆN NHẬP CƯ

Thứ bảy, 08/06/2013, 17:27 (GMT+7)

* Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Báo chí sẽ được chứng kiến ngay từ lúc tiến hành bỏ phiếu

Tổng kết phiên thảo luận tại hội trường sáng 8-6 về dự án Luật Cư trú, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, đã có 16 vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu ý kiến tại hội trường. Các vị ĐBQH đều tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú nhằm bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về cư trú phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, an ninh trật tự của nước ta.

Điều kiện nhập cư chặt chẽ hơn

Phát biểu tại phiên họp, nhiều ý kiến ĐBQH tán thành việc bổ sung một số hành vi cấm giả mạo các điều kiện, đồng thời giao cho HĐND cấp tỉnh quy định diện tích ở tối thiểu để được nhập cư vào nội đô các đô thị lớn. ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) nói: “Tôi rất đồng ý với quy định này, bởi đã từng có trường hợp chủ nhà ở có diện tích 20m2 bảo lãnh cho… 25 người nhập hộ khẩu”.

ĐB Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) đồng ý hạn chế nhập cư vào thành phố lớn bằng những điều kiện chặt chẽ hơn, nhưng chỉ ở khu vực nội thành. “Trách nhiệm xác nhận diện tích nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ để làm thủ tục cho đăng ký thường trú là của ai? Kinh phí ở đâu? Dự luật cần làm rõ điều này”, bà Thắm nêu vấn đề.

Lưu ý đến tình trạng gia tăng số vụ bóc lột lao động, xâm hại trẻ em trong thời gian gần đây, ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị bổ sung điều khoản yêu cầu có văn bản chấp thuận của người giám hộ hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho trẻ em dưới 16 tuổi. Có cùng nỗi lo lắng này, ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) khuyến nghị: “Phải cân nhắc để hạ thấp độ tuổi phải thông báo lưu trú xuống, đừng quy định cứng là 14 tuổi”.

Trong khi đó, dẫn chứng những vướng mắc đang xảy ra trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự mà nguyên nhân là công tác quản lý dân cư không chặt chẽ, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) nói, ông hoàn toàn ủng hộ việc đảm bảo quyền của công dân là được tự do cư trú, nhưng công dân đi đâu, đến đâu thì cũng phải đăng ký. Ngược lại, cơ quan tiếp quản tạm trú đó có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý trước đây và việc này phải ghi vào trong luật để thống nhất thực hiện.

Về thời hạn thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú, đa số ý kiến ĐBQH tán thành quy định tại dự thảo là 12 tháng (rút ngắn còn một nửa thời gian so với hiện hành), song cũng có một vài vị đại biểu QH đề nghị nên làm kịp thời hơn, chỉ còn 6 tháng…

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và dự án Luật Việc làm.

Thông qua các ngày hội việc làm, nhiều thanh niên đã kiếm được việc làm ổn định. Ảnh: THÁI BẰNG

Hỗ trợ người lao động thiết thực, cụ thể

Về dự án Luật Việc làm, luật này mới trình để Quốc hội cho ý kiến lần đầu tiên, vì thế các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng cần phải có thời gian hoàn thiện thêm. Nhiều ĐB cũng cho rằng, dự thảo Luật Việc làm cần quy định rõ Nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ), quy trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Theo ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), hiện nay có tình trạng NLĐ phải làm việc rất vất vả đến nỗi như bị bóc lột sức lao động nhưng bị người sử dụng lao động nợ lương trong thời gian dài, không trả lương hoặc nếu có trả lương thì cũng không đúng với công sức của NLĐ. “Dự thảo Luật Việc làm cần quy định rõ trách nhiệm sử dụng và bảo đảm quyền lợi cho NLĐ. Việc trả tiền lương phải xứng đáng với công việc của NLĐ”, ĐB Hùng bày tỏ quan điểm.

Đồng ý với quan điểm trên, ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, dự thảo Luật Việc làm cần quy định rõ tổ chức, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của NLĐ nếu trong thời gian làm việc, lao động đó gặp tai nạn hoặc gặp sự cố trong công việc dẫn đến ảnh hưởng lớn về sức khỏe.

Ngoài ra, để bảo vệ NLĐ, ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) nêu ý kiến, trong dự thảo Luật Việc làm cần kiểm soát hoạt động của các trung tâm giới thiệu, tư vấn việc làm cho NLĐ. Bởi có nhiều trung tâm mở ra với hình thức yêu cầu người tìm việc đóng tiền giới thiệu ban đầu nhưng sau đó lại không giới thiệu hoặc tìm việc cho NLĐ. Như vậy, người tìm việc rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.

ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng, đây là luật mới nên quan điểm làm luật là rất quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, dù chúng ta xây dựng CNH-HĐH nhưng trình độ lao động thấp, tay nghề thấp, sức cạnh tranh khi xuất khẩu lao động là rất kém vì chủ yếu là lao động phổ thông. Mặt khác, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, nhiều lao động thanh niên mất đất sản xuất, họ làm gì, hỗ trợ đào tạo nghề họ như thế nào? Luật cần phải chỉ rõ những giải pháp để hỗ trợ chứ không chỉ nói hỗ trợ chung chung.

ĐB Lê Đông Phong (TPHCM) băn khoăn, lao động nông thôn thường gắn với công việc thời vụ, vậy thời gian nông nhàn thì có gọi là thời gian thất nghiệp hay không? Ngoài ra, cần hỗ trợ để lao động ở nông thôn gắn với việc làm ở nông thôn, để họ đỡ phải ra thành thị tìm việc làm. Chung quan điểm, ĐB Nguyễn Mạnh Cường cũng nói, cần nói rõ về bảo hiểm thất nghiệp cho người dân gồm những nội dung gì và bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng cho lao động đang làm việc nhưng bị tai nạn như thế nào. Việc sử dụng quỹ nên tập trung vào trợ cấp thất nghiệp và tìm kiếm việc làm.

Nên tăng khen thưởng dân

Về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, ĐB Lê Trọng Sang (TPHCM) rất tán thành quan điểm khen thưởng mọi tổ chức, cá nhân, không phân biệt nhà nước – tư nhân. Tuy nhiên, ĐB Sang cũng cho rằng phải khắc phục tình trạng thi đua, khen thưởng kiểu “đến hẹn lại lên”; hình thức. “Cần thiết khen thưởng kịp thời các cá nhân, người dân có thành tích nổi bật trong cuộc sống, như thế mới động viên kịp thời sự đóng góp của mọi cá nhân trong xã hội, ví dụ như một anh xe ôm dũng cảm bắt cướp chẳng hạn”, ĐB Sang nhấn mạnh.

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM)

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) cũng tán thành ý kiến của ĐB Lê Trọng Sang khi phát biểu, thi đua, khen thưởng không nên đến hẹn lại lên, xếp hàng để lấy danh hiệu. Cần khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, nổi bật, ví dụ như tấm gương em Nguyễn Văn Nam (Nghệ An) vừa qua đã hy sinh bản thân để cứu sống 4 em nhỏ.

Còn ĐB Ngô Ngọc Bình (TPHCM) thì băn khoăn, thi đua là phong trào của quần chúng nhưng hiện nay khen thưởng chủ yếu là cán bộ. “Vì thế, sự cống hiến của những người trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ xã hội sẽ không được thúc đẩy. Đó là mâu thuẫn phải sửa được khi sửa luật lần này. Cần tập trung khen thưởng cho người lao động trực tiếp, giảm khen thưởng ở cấp nhà nước”, ĐB Bình đề xuất. ĐB Lê Đông Phong (TPHCM) thì cho rằng các quy định, thủ tục, quy trình để khen thưởng không nên máy móc, hình thức.

ANH THƯ – LÂM NGUYÊN

****

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Báo chí sẽ được chứng kiến ngay từ lúc tiến hành bỏ phiếu

Bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 8-6, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chuẩn bị cho việc tiến hành lấy phiếu tin nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Thông tin về nội dung các phiên chất vấn thành viên Chính phủ cũng đã được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cung cấp.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm cơ bản đã hoàn tất, báo cáo công tác của các chức danh trong diện được lấy phiếu đã gửi đến các vị ĐBQH, việc thiết kế mẫu phiếu, danh sách ban kiểm phiếu, các báo cáo liên quan đã được chuẩn bị. “Đây là lần đầu tiên sau 69 năm Quốc hội mới tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, chắc chắn sẽ phải rút kinh nghiệm dần dần, lần sau chắc sẽ tốt hơn”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Dù ý kiến cử tri (được tập hợp qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, theo nguyên tắc phải gửi đến 20 ngày trước khi bỏ phiếu) được coi là một kênh thông tin sẽ được các vị ĐBQH xem xét, cân nhắc khi bỏ phiếu, nhưng cho đến thời điểm sáng 8-6, không có ý kiến nào của cử tri liên quan đến vấn đề này.

* PV: Dư luận có e ngại về tình trạng “vận động tín nhiệm”. Liệu điều đó có thể xảy ra không, nếu có thì biện pháp xử lý thế nào, thưa ông?

ÔNG NGUYỄN HẠNH PHÚC: Tôi cũng chưa nhận được bất kỳ một ý kiến nào góp ý hay phản ánh gì với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc này. Là người sẽ được đánh giá tín nhiệm và cũng sẽ tiến hành đánh giá tín nhiệm các chức danh khác, tôi cho rằng ai làm thế sẽ tự đánh mất uy tín của chính mình. Người đánh giá tín nhiệm là các ĐBQH, đại diện của nhân dân, cầm lá phiếu họ sẽ phải suy nghĩ, thể hiện trách nhiệm cao nhất của mình.

* Liệu tác động của việc chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm có khiến cho không khí tranh luận tại nghị trường trở nên e dè hơn?

* Tôi không nghĩ vậy. Cá nhân tôi cho rằng mỗi vị ĐBQH nói chung và các chức danh được lấy phiếu đều có quyền hỏi và trả lời. Hỏi đúng thì người ta trả lời theo thẩm quyền, theo nhận định của họ. Không có chuyện vì việc này việc kia.

* Nhiều vị ĐBQH cho rằng việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trước khi trả lời chất vấn là quy trình “ngược”, ông nghĩ sao?

*Việc đó đã được bàn rồi. Tiến hành lấy phiếu trước là để đảm bảo sự công bằng. Vì kỳ này chỉ 4 bộ trưởng, thành viên Chính phủ trả lời, còn các bộ trưởng đã trả lời các kỳ trước hay chưa lần nào trả lời chất vấn thì sao?

* Quy trình tiến hành và việc công bố kết quả sẽ diễn ra thế nào?

*Quy trình thì đương nhiên là công khai, báo chí sẽ được chứng kiến ngay từ lúc tiến hành bỏ phiếu cho đến khi công bố kết quả. Kết quả sẽ được công bố theo ba mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, cụ thể từng phiếu, từng loại, có thế nào thì ghi như thế. Ví dụ ông A được bao nhiêu phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp thì cứ công bố con số tuyệt đối. Còn nếu kết quả thấp dưới 50% qua hai lần lấy phiếu tín nhiệm thì tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, việc này đã được quy định rõ trong Nghị quyết của QH.

*Ông có thể chia sẻ với tư cách cá nhân về công việc chuẩn bị đánh giá tín nhiệm? Tiêu chí gì theo ông là quan trọng nhất khi đánh giá mức độ tín nhiệm?

* Qua tiếp xúc cử tri, tôi đã ghi nhận nhiều tâm tư nguyện vọng của người dân; nghiên cứu rất kỹ báo cáo của các thành viên Chính phủ, các chức danh được lấy phiếu. Tôi cũng đã theo dõi tình hình kinh tế xã hội và các phiên thảo luận vừa qua của QH và suy nghĩ xem lĩnh vực nào, ngành gì mà tư lệnh ngành đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo tôi, tiêu chí đầu tiên để đánh giá tư lệnh một ngành là hoàn thành nhiệm vụ; mặc dù phẩm chất đạo đức cũng phải song song.

* Ông có lo ngại do nể nang mà kết quả việc lấy phiếu sẽ là “hòa cả làng” hay không?

*Tôi không lo ngại như thế. Cái chính là đánh giá kết quả chính xác chứ không phải cứ ra kết quả nhiều người thấp mới là tốt, là khách quan.

* Cảm ơn ông.

ANH THƯ ghi

(Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

THU NHẬP 9 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG MỚI NỘP THUẾ

29/06/2013 – 05:08

Trong tháng 7-2013, nhiều văn bản pháp luật quan trọng sẽ có hiệu lực. Pháp Luật TP.HCM giới thiệu một số nội dung đáng lưu ý.


Từ 1-7, người làm công ăn lương có thu nhập dưới 9 triệu đồng /tháng không phải đóng TTNCN. Ảnh: HTD

Nâng mức giảm trừ đối với người phụ thuộc

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, từ 1-7, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân là 9 triệu đồng/tháng (mức cũ là 4 triệu đồng/tháng) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng (mức cũ là 1,6 triệu đồng/tháng). Khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm 1-7-2012 hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

Tăng mức xử phạt tối thiểu và tối đa

Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Từ 1-7, mức phạt tiền tối thiểu về vi phạm hành chính được điều chỉnh từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng; mức phạt tối đa tăng từ 500.000 đồng lên 1 tỉ đồng đối với cá nhân và được điều chỉnh lên 2 tỉ đồng đối với tổ chức. Trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt không cần lập biên bản vi phạm và phải ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ.

Hồ sơ nhà, đất được bảo quản vĩnh viễn

Đó là các hồ sơ, tài liệu sau đây: hồ sơ, tài liệu về giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, cho thuê, cho thuê lại đất; bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ, tài liệu về cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở; hồ sơ, tài liệu về đăng ký nhận quyền sử dụng đất; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ địa chính.

Riêng hồ sơ, tài liệu về đăng ký cho thuê tài sản gắn liền với đất; xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có thời hạn bảo quản là 20 năm kể từ khi hợp đồng thuê đất hết thời hạn. Hồ sơ, tài liệu về đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có thời hạn là 15 năm kể từ khi hợp đồng thuê hết thời hạn.

Thông tư 11 ngày 28-5 của Bộ TN&MT đã quy định như trên.

Phạm nhân được xét giảm án nhiều lần

Từ ngày 1-7, phạm nhân sẽ được xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nếu đã chấp hành được ít nhất 1/3 thời hạn đối với hình phạt tù từ 30 năm trở xuống hoặc 12 năm đối với tù chung thân; chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực học tập, lao động cải tạo; đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên theo quy định. Mỗi phạm nhân có thể được xét giảm nhiều lần nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành án phạt tù được một nửa mức án có thời hạn đã tuyên hoặc 20 năm đối với hình phạt tù chung thân. (Theo Thông tư liên tịch 02 ngày 15-5 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND Tối cao, VKSND Tối cao).

Tăng thời gian đào tạo luật sư lên 12 tháng

Cũng từ ngày 1-7, thời gian của khóa đào tạo nghề luật sư sẽ là 12 tháng, tăng gấp đôi so với quy định luật hiện hành là sáu tháng; rút ngắn thời gian tập sự hành nghề luật sư xuống còn 12 tháng so với 18 tháng theo quy định hiện hành.

Ngoài những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định cũ (không đủ tiêu chuẩn luật sư; không còn cư trú ở Việt Nam hay được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức…), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư bổ sung một số trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Gồm có: không gia nhập đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ; không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề trong thời hạn ba năm kể từ ngày gia nhập đoàn luật sư.

Không giải quyết các tố cáo tham nhũng nặc danh

Công dân thực hiện tố cáo tham nhũng có thể tố cáo trực tiếp, gửi đơn, tố cáo qua điện thoại hoặc qua mạng thông tin điện tử. Người tố cáo tham nhũng phải nêu rõ họ tên, địa chỉ, nội dung tố cáo. Những tố cáo mạo tên, nội dung không rõ ràng, tố cáo đã được giải quyết nay tố cáo lại thì không được xem xét, giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là cơ quan công an và cơ quan thanh tra nhà nước.

Đây là một trong những nội dung đáng lưu ý của Nghị định 59 ngày 17-6 của Chính phủ.

Cá nhân không được nhân danh cơ quan để phát ngôn

Theo Quyết định 25 ngày 4-5 của Thủ tướng Chính phủ, người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước phải là người đứng đầu cơ quan hoặc người được giao nhiệm vụ phát ngôn hoặc người được ủy quyền. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước cũng được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật; trung thực khi cung cấp thông tin cho báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cung cấp.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ sẽ là nơi cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin chính thống về các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cho các cơ quan báo chí trong cả nước.

Thêm nhiều dịch vụ không phải chịu thuế GTGT

Theo Thông tư 65 ngày 17-5 của Bộ Tài chính, từ ngày 1-7, có thêm một số loại hình kinh doanh, dịch vụ không phải chịu thuế GTGT hoặc được áp mức thuế suất 0%. Đó là: dịch vụ cấp tín dụng của các tổ chức; các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác (bao gồm cả khoản lãi cho vay do doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng nhận được); dịch vụ số hóa cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; dịch vụ cho doanh nghiệp trong khu chế xuất thuê xưởng.

ĐẶNG LIÊN giới thiệu

(Nguồn: Báo pháp luật)

TÒA THỤ LÝ NHẦM?

02/07/2013 – 06:20

Việc một tòa án thụ lý yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thành vụ án dân sự với đầy đủ hai bên nguyên, bị đơn đã phát sinh nhiều tranh cãi. Hậu quả pháp lý giữa việc tòa nhầm việc dân sự với vụ án dân sự khác nhau ra sao?

Ngày 21-12-2012, TAND TP Nha Trang đã thông báo thụ lý vụ tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu giữa ông H. (nguyên đơn) và ông N. (bị đơn).

Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Theo hồ sơ khởi kiện của ông H., trước đây ông N. có vay tiền của ông nhưng không trả. Đầu năm 2009, ông H. từng khởi kiện ông N. tại TAND TP Nha Trang. Trong quá trình tòa giải quyết, ông và ông N. thỏa thuận được với nhau nên tháng 1-2009, tòa đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự, nội dung là ông N. đồng ý trả nợ cho ông H. 454 triệu đồng.

Sau khi quyết định trên có hiệu lực pháp luật, ông H. yêu cầu thi hành án nhưng ông N. không chịu trả nợ. Cơ quan thi hành án dân sự xác minh thì được biết vào tháng 12-2008 (một tháng trước khi tòa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự), ông N. đã lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế của cha để lại. Văn bản này được công chứng tại Phòng Công chứng số 1 của tỉnh Khánh Hòa.

Cho rằng văn bản phân chia tài sản thừa kế có công chứng mà ông N. lập ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, ông H. đã khởi kiện yêu cầu TAND TP Nha Trang tuyên bố văn bản này vô hiệu.

Là việc dân sự

Cho đến nay vụ kiện này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do các bên đương sự không hợp tác, mặt khác cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc tòa có nhầm lẫn hay không khi thụ lý thành vụ án dân sự.

Ở vụ việc nói trên, quan hệ tranh chấp về hợp đồng vay tiền giữa ông H. và ông N. đã được giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực từ tháng 1-2009 của tòa án. Vì vậy, quyền lợi của ông H. được giải quyết theo thủ tục thi hành án. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng ông N. có giao dịch dân sự và công chứng trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của mình thì ông H. có quyền yêu cầu tòa tuyên bố văn bản công chứng đó vô hiệu.

Theo khoản 6 Điều 26 BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011), yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc dân sự (không có tranh chấp, không có bị đơn). Do đó, TAND TP Nha Trang đã làm nhiều người ngạc nhiên khi thụ lý thành vụ án dân sự (có tranh chấp với đầy đủ hai bên nguyên, bị).

Hậu quả pháp lý ra sao?

Theo TS Nguyễn Văn Tiến (giảng viên khoa Luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM), hậu quả pháp lý giữa việc tòa thụ lý, giải quyết việc dân sự và thụ lý, giải quyết vụ án dân sự là hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau đó biểu hiện ở các điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, nếu là việc dân sự thì thời gian giải quyết của tòa sẽ nhanh hơn rất nhiều so với vụ án dân sự. Thứ hai, nếu là việc dân sự thì thủ tục sẽ đơn giản, gọn nhẹ hơn rất nhiều so với vụ án dân sự (không phải qua khâu hòa giải, không phải mở phiên tòa…). Thứ ba, việc tòa thụ lý nhầm làm biến đổi bản chất vụ việc, biến chuyện đơn giản thành phức tạp, biến cái không tranh chấp thành cái có tranh chấp, tạo ra xung đột trong xã hội. Chưa kể, nếu là việc dân sự thì đương sự chỉ phải đóng lệ phí cố định 200.000 đồng, còn là vụ án thì phải đóng án phí theo % giá trị tranh chấp.

Nói chung, theo TS Tiến, nếu tòa thụ lý nhầm việc dân sự thành vụ án dân sự thì các đương sự sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc.

Phân biệt ra sao?

Dấu hiệu pháp lý cơ bản nhất để phân biệt việc dân sự với vụ án dân sự là yếu tố có tranh chấp hay không.

Cụ thể, việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó (cơ sở pháp lý là các điều 26, 28, 30, 32 và 311 BLTTDS). Ví dụ như yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, yêu cầu tuyên bố một người mất tích…

Còn vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của BLTTDS thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (cơ sở pháp lý là các điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS). Ví dụ các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự…

H.HÀ – T.TÙNG

(Nguồn: Báo pháp luật Tp.HCM)

ĐÒI LẠI TÀI SẢN, KIỆN LÚC NÀO CŨNG ĐƯỢC!

Ngày 22-7, Trường Cán bộ Tòa án phối hợp với TAND TP.HCM tập huấn cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân về năm nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2011 với nhiều nội dung đáng quan tâm.

Theo ông Nguyễn Thanh Mận (Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án), việc TAND Tối cao ban hành một loạt năm nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 (các nghị quyết cùng có hiệu lực từ 1-7-2013) sẽ đảm bảo cho các cơ quan tố tụng áp dụng pháp luật thống nhất, không còn lúng túng như trước nữa.

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Để làm rõ hơn về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, Nghị quyết 03 ngày 3-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn như sau: Các tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

Chẳng hạn, đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì thời hiệu khởi kiện là một năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (Điều 202 Bộ luật Lao động)…

Cạnh đó, Nghị quyết 03 đưa ra một hướng dẫn rất mới về các tranh chấp dân sự không áp dụng thời hiệu khởi kiện: Một là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Hai là tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác đang quản lý, chiếm hữu. Ba là tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Ví dụ: Tháng 1-2008, ông A cho ông B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là một năm. Đến hạn, ông B không trả nợ. Tháng 4-2011, ông A khởi kiện yêu cầu tòa buộc ông B trả lại cả khoản tiền gốc lẫn tiền lãi.

Nếu như trước kia, đơn khởi kiện của ông A sẽ bị tòa từ chối thụ lý vì đã hết thời hiệu khởi kiện thì nay theo hướng dẫn mới, tòa sẽ chỉ từ chối thụ lý, giải quyết yêu cầu đòi khoản tiền lãi của ông A. Riêng với yêu cầu đòi khoản tiền gốc (tranh chấp đòi lại tài sản) của ông A thì tòa vẫn thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Hướng dẫn thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu

Theo Nghị quyết 03, không áp dụng thời hiệu yêu cầu trong các trường hợp sau: Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hay yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người đã chết, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết…

Trước đây, một điểm làm các thẩm phán lúng túng là xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu. Vì vậy, Nghị quyết 03 hướng dẫn thời điểm này được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Ví dụ: Theo Điều 45 Luật Công chứng thì công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị tòa tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu được tính từ ngày biết được việc công chứng có vi phạm pháp luật.

Khởi kiện đặc biệt: Phải có chứng thực

Một vướng mắc khác đối với nhiều tòa, nhiều thẩm phán là trường hợp khởi kiện của người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ.

Để giải quyết vướng mắc, Nghị quyết 05 ngày 3-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn rõ là những người này có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện nhưng phải có người làm chứng (có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự). Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 05 cũng hướng dẫn về quyền khởi kiện của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Những người này nếu không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó.

Thẩm phán lấy lời khai đương sự

Việc lấy lời khai của đương sự phải do thẩm phán tiến hành. Thư ký tòa án chỉ có thể giúp thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản. Trường hợp vì lý do công tác hoặc trở ngại khách quan, thẩm phán có thể giao cho thư ký tòa án tiến hành lấy lời khai nếu đương sự đồng ý. Biên bản ghi lời khai phải có xác nhận của thẩm phán…

Trích khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2012 của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao

HOÀNG YẾN

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)