LÀM THỦ TỤC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP: QUÁ CỰC

Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.
Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.

Khổ từ lúc nộp hồ sơ

Anh Nguyễn Thanh Sang (nguyên công nhân Công ty Bao bì Ngôi Sao ở quận 6, người nhận số thứ tự lên tới… 1.912), cho biết: “Em đã chờ được hơn 30 phút, nghe nói có người còn phải chờ đến vài tiếng”. Theo ghi nhận của phóng viên, để tới lượt đăng ký, những người này phải mất vài chục phút đến 1 hoặc 2 giờ tùy “khả năng chen lấn”. Nhưng đó chỉ là bắt đầu. Đợi đã đời, đến khi làm thủ tục thì giấy tờ lại không hợp lệ nên đành phải đi bổ sung, lúc quay lại thì phải bấm số lại từ đầu.

Chị Trần Thị Ánh Tuyết (bảo mẫu Trường Đống Đa, quận Bình Thạnh), cho biết chị đến từ sớm nhưng do trên giấy thôi việc ghi là “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động” chứ không phải “quyết định thôi việc” nên nhân viên ở đây không đồng ý nhận hồ sơ. Chị phải về lại cơ quan cũ để xin chuyển thành “quyết định thôi việc”. Trường Đống Đa lại không thể đổi cho chị vì họ chỉ có mẫu “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động”. Cùng đường, chị chạy lên phòng giám đốc của trung tâm. May cho chị là một cán bộ lãnh đạo đã tiếp chị và chấp nhận hồ sơ.

Cho đến lúc nhận tiền

Nhưng nỗi gian truân mới thực sự bắt đầu từ giai đoạn hai (làm hồ sơ). Từ khi thất nghiệp đến khi nhận được tiền, người lao động (NLĐ) phải qua “cuộc hành trình” bốn giai đoạn (xem sơ đồ).

Qua được bốn giai đoạn, nếu suôn sẻ phải mất tháng rưỡi (thông thường là hai tháng) và không ít trường hợp NLĐ bỏ cuộc hoặc vì những lý do khác nhau.

Một trong những “thử thách” đầu tiên mà NLĐ phải đối mặt là thời hạn bảy ngày kể từ ngày thất nghiệp phải đến phòng BHTN để đăng ký BHTN. Anh Nguyễn Văn Hạt tiếc rẻ vì hai tháng sau ngày nghỉ việc, công ty mới trả cho anh sổ BHXH (một trong những yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ). Tình cờ nghe một người bạn mách anh mới biết là cần đăng ký BHTN nhưng thời hạn bảy ngày đã qua từ lâu. Chị Nguyễn Thị Hồng Trinh, sau khi thôi việc ở một công ty nước ngoài, đến đăng ký tại trung tâm nhưng công ty cũ của chị cứ hẹn lần lữa. Nếu đến ngày hẹn (20 ngày) mà trong tay chưa cầm được sổ BHXH, xem như tiền BHTN của chị đi tong.

Mới hơn 6 giờ sáng, cửa phòng BHTN Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM đã đông người. Ảnh: NGUYỄN DÂN

Có những trường hợp lại khổ vì nhân viên cứng nhắc. Chị Lê Thị Thanh Lan (quận Tân Bình) không được nhận hồ sơ vì chị chỉ có giấy báo “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”. Chị than: “Tôi làm ở công ty nước ngoài, bên công ty tôi chỉ có giấy báo chấm

Ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, cho biết ông đồng cảm với những khó khăn mà NLĐ đang gặp phải. “Thời hạn phải đăng ký trong bảy ngày gây khó cho NLĐ, trung tâm đang đề xuất kéo dài thời gian. Với những trường hợp trễ hẹn nếu có lý do chính đáng thì trung tâm vẫn có thể giải quyết. Với những NLĐ không kịp đăng ký BHTN thì số tiền của họ cũng không bị mất. Số tiền này sẽ được cộng dồn vào khoảng thời gian sau nếu người đó đi làm và nếu phải xin đăng ký thất nghiệp một lần nữa”.

Trả lời câu hỏi vì sao trung tâm từ chối giấy “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”, ông giải thích: “Cả hai loại giấy đều có cùng một nội dung là NLĐ đang thất nghiệp nên trung tâm không thể từ chối. Những trường hợp NLĐ phản ánh nhân viên “hành dân”, đó là những nhân viên mới chưa thạo việc, quá máy móc, nếu có chứng cứ cụ thể chúng tôi sẽ xử lý triệt để”.

SỬA CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN KHÁNG CHIẾN

TT – Các quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước 1-4-2000 sẽ được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Đó là một trong những nội dung mới trong nghị định vừa ban hành của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 159 năm 2006.

TT – Các quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước 1-4-2000 sẽ được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Đó là một trong những nội dung mới trong nghị định vừa ban hành của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 159 năm 2006.

Theo quy định mới, cùng với những đối tượng trên thì quân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang được điều trị tại các trung tâm điều dưỡng thương binh hoặc đã về gia đình trước 1-4-2000, quân nhân chuyển ngành trước 1-1-1995 đều thuộc diện hưởng hưu trí hằng tháng.

Điều này cũng áp dụng cho các công an nhân dân trực tiếp tham gia chống Mỹ từ 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ trong lực lượng công an nhân dân.

* Chính phủ vừa ban hành nghị định về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong (TNXP). Theo đó, đội viên TNXP được hưởng tiền công và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. Đội viên TNXP được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình khi đang làm việc ở vùng khó khăn. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có hành động dũng cảm bảo vệ an ninh quốc gia, tài sản nhà nước và tính mạng nhân dân nếu bị thương thì được hưởng chính sách như thương binh, nếu hi sinh thì được công nhận là liệt sĩ…

TỪ 25-6-2010 : TĂNG MỨC PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Nghị định số 47/2010/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 113/2004/NĐ-CP) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 25-6-2010. Báo SGGP xin lược trích một số điểm mới trong nghị định này.

Nghị định số 47/2010/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 113/2004/NĐ-CP) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 25-6-2010. Báo SGGP xin lược trích một số điểm mới trong nghị định này.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm sẽ tăng từ 20 triệu đồng (quy định cũ) lên 30 triệu đồng. Cụ thể, đối với các hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công hay hành vi trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công có mức phạt tối đa là 30 triệu đồng (trước đây là 20 triệu đồng).

Đối với các vi phạm quy định về việc làm, nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không công bố danh sách người lao động bị thôi việc hay không trao đổi với BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn lâm thời khi cho người lao động thôi việc… Hành vi không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động ít nhất 7 ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động cũng sẽ bị xử phạt theo mức trên.

Quy định theo hướng tăng mức phạt đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có 1 trong những hành vi: Không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động; thu phí giới thiệu việc làm cao hơn mức quy định… sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30 triệu đồng (tùy theo số người lao động bị vi phạm). Vi phạm quy định về tiền lương, tiền thưởng nghị định quy định rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không thực hiện các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định của pháp luật hoặc khấu trừ tiền lương của người lao động mà không thảo luận với BCH Công đoàn cơ sở, BCH Công đoàn lâm thời (nếu có).

Theo quy định cũ thì các vi phạm này chỉ bị phạt tới 500.000 đồng. Mức phạt cũng sẽ tăng từ 1-5 triệu đồng lên 2-10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi: Không trả lương đầy đủ, đúng thời hạn cho người lao động; trả chậm lương nhưng không đền bù; không trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ việc để điều trị vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh; không công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp.

Đặc biệt, trường hợp người sử dụng lao động khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng không cho người lao động biết lý do hoặc khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động; không trả đủ tiền lương cho người lao động trong những trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động… sẽ bị phạt mức tối đa đến 30 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với quy định cũ (chỉ phạt tới 10 triệu đồng).

Đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ hoặc có hành vi làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản doanh nghiệp… sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng (mức phạt cũ là 200.000 – 500.000 đồng).

SÁU NHÓM ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG

11/05/2013 – 00:35

(PL)- Chính phủ vừa ban hành Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công, có hiệu lực thi hành từ ngày 23-6.

Cụ thể, đó là đơn vị, doanh nghiệp sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất cung cấp khí gas; bảo đảm an toàn hàng không, hàng hải; cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan nhà nước; cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các TP trực thuộc trung ương; đơn vị trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Việc giải quyết yêu cầu của các tập thể lao động này khi thương lượng tập thể không thành sẽ được Hội đồng Trọng tài lao động xem xét, giải quyết trong thời hạn ba ngày.

Ngày 10-5, đại diện tổ chức công đoàn cơ sở thuộc 10 công ty chuyên gia công áo quần, giày da cho nhãn hàng Puma đã tham gia dự án “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc”. Dự án này do Puma cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp TP.HCM tổ chức. Đại diện các tổ chức công đoàn nói trên nhận định đình công gia tăng do không tổ chức đối thoại. Thêm vào đó, 100% cán bộ công đoàn cơ sở hưởng lương từ doanh nghiệp nên khó đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân đến cùng.

Đ.LIÊN – PHONG ĐIỀN

(Nguồn ; Báo Pháp luật Tp.HCM)

TỪ 1-5, LAO ĐỘNG NỮ ĐƯỢC NGHỈ THAI SẢN SÁU THÁNG

01/05/2013 – 04:05

Tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ

Theo Bộ luật Lao động năm 2012, từ ngày 1-5, thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con của lao động nữ được tăng lên sáu tháng thay vì bốn tháng như quy định hiện hành. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Lao động nữ cũng có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất bốn tháng nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và được người sử dụng lao động đồng ý. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Bộ luật này còn quy định: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó, tăng 15% so với quy định cũ chỉ có 70%. Bộ luật cũng nêu rõ mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường; phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ và do Chính phủ công bố căn cứ trên nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, điều kiện kinh tế, xã hội hoặc thông qua thương lượng tập thể ngành.

Đặng Liên

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP – KHÓ THAM GIA, DỄ LẠM DỤNG

Thứ tư, 24/04/2013, 15:54 (GMT+7)

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ra đời với mong muốn sẽ là chỗ dựa cho người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện, mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi bổ sung nhưng chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn bất cập.

  • Điều kiện khắt khe

Theo quy định hiện nay, chỉ có những lao động có hợp đồng từ 12 tháng trở lên và làm việc trong những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động có ký hợp đồng 12 tháng trở lên mới được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều đó có nghĩa những lao động có hợp đồng ngắn hạn, hoặc lao động trong các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động không thuộc diện được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong khi đây lại là những đối tượng dễ bị mất việc làm nhất, cần được quan tâm hỗ trợ.

Lao động thất nghiệp làm thủ tục hưởng trợ cấp.

Thực tế là lượng người đăng ký thất nghiệp tăng vọt thời gian qua, trong đó có nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế, nhưng cũng không ít trường hợp người lao động và doanh nghiệp câu kết với nhau để trục lợi. Vì việc xác định người lao động không còn làm việc hoặc đã bị mất việc đối với chủ cơ sở sản xuất rất dễ dàng. Ngoài ra, quy định này cũng khiến người lao động không an tâm làm việc, muốn tìm chỗ khác với nhiều lý do và điều này sẽ gây mất chủ động cho người sử dụng lao động.Một điểm bất cập khác là quy định trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng có thể được nhận trợ cấp một lần khi tìm được việc làm, tức là khi họ đã không còn… thất nghiệp. Quy định này dễ khuyến khích người lao động tìm cách trục lợi để hưởng bảo hiểm.

Tại TPHCM, sau 4 năm thực hiện đã có trên 1,6 triệu người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đã chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 300.000 người với số tiền khoảng 1.600 tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2012, BHXH đã chi trả cho hơn 115.743 người, tăng 31% so với năm 2011. Nếu tính TPHCM hiện có khoảng 5 triệu người trong độ tuổi lao động thì số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/3. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động có ký hợp đồng từ 12 tháng trở lên.

Thậm chí không ít doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động nhưng chủ sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng với người lao động. Và số lao động này có nguy cơ mất việc bất cứ lúc nào nhưng họ lại không được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

  • Nên quy về một mối

Một bất cập khác là việc quy định cả 2 cơ quan (BHXH và ngành LĐTB-XH) cùng tham gia quy trình chi trả gây quá nhiều khó khăn cho cả đơn vị tham gia chi trả trợ cấp thất nghiệp lẫn người lao động. Trong lúc BHXH Việt Nam không có hướng dẫn quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản, BHXH TPHCM phải vừa triển khai vừa tự hoàn chỉnh nên dễ xảy ra sai sót; việc thu BHXH, cấp sổ BHXH… thuộc nghiệp vụ của cơ quan BHXH nên khi Trung tâm Giới thiệu việc làm tiếp nhận sổ BHXH thì không hiểu rõ những quy định của ngành BHXH nên việc tiếp nhận, phối hợp xử lý… mất nhiều thời gian.

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, cho rằng việc giải quyết và chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp nên giao cho 1 cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp: hoặc giao cho cơ quan BHXH chịu trách tiếp nhận, giải quyết, chi trả trợ cấp, ngành LĐTB-XH chỉ thực hiện việc hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm hoặc BHXH chỉ có trách nhiệm thu bảo hiểm thất nghiệp rồi giao cho ngành LĐTB-XH làm hết tất cả từ khâu tiếp nhận đến khâu chỉ trả trợ cấp và cơ quan BHXH quyết toán tiền cho cơ quan lao động.

Ông Cao Văn Sang cũng chỉ ra thêm một số bất cập hiện nay trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: 3 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng đến dưới 36 tháng; 6 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng đến dưới 72 tháng; 9 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 72 tháng đến dưới 144 tháng; 12 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 144 tháng trở lên. Với quy định này, người lao động tại TPHCM đã tự xin nghỉ việc khi đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng để hưởng 3 tháng trợ cấp rồi xin việc làm mới để được nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp 1 lần (thất nghiệp ảo vì thị trường lao động đang thiếu nên dễ xin việc làm). Điều này dẫn đến quỹ bảo hiểm thất nghiệp bị lạm dụng.

Ông Cao Văn Sang đề nghị, cần theo hướng tính mức trợ cấp theo từng năm có đóng bảo hiểm thất nghiệp để tránh bị lạm dụng và khuyến khích người thất nghiệp đi tìm việc. Cụ thể là người thất nghiệp được hưởng tối thiểu 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm thất nghiệp thì tăng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 9 tháng.

HỒ VIỆT

(Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21-11-2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ 15-1-2013 với những nội dung chính như sau:

Kéo dài đăng ký đến 3 tháng

Trước hết, bổ sung điều khoản về người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; người lao động tạm hoãn thực hiện giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật thì thời gian này người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Về thời gian đăng ký thất nghiệp được gia hạn đến 3 tháng, (quy định trước đây là trong thời hạn 7 ngày làm việc) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động. Người thất nghiệp là người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật (tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất một ngày trong tháng đó); đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định.

Hướng dẫn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM

Quy định về hồ sơ hưởng BHTN bao gồm: đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ LĐTB-XH quy định; bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH; người lao động khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải xuất trình sổ BHXH hoặc bản xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Trong thời hạn 5 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần cho người lao động. Trường hợp, cơ quan BHXH không thực hiện việc chi trả theo đúng thời hạn quy định hoặc từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan BHXH phải có văn bản thông báo cho cơ quan lao động và người lao động biết và nêu rõ lý do.

Thay đổi mức trợ cấp học nghề

Nghị định mới cũng quy định mức hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề, mức hỗ trợ học nghề được tính theo tháng trên cơ sở chi phí đào tạo của từng nghề. Mức hỗ trợ học nghề cụ thể theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (trước đây chỉ quy định hỗ trợ 300.000 đồng/người). Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo của từng nghề và từng người lao động, nhưng không quá 6 tháng. Thời gian bắt đầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

Nghị định số 100/2012 cũng nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện thủ tục, trình tự tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ LĐTB-XH chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện.

Chủ sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật; bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và của người sử dụng lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị; xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp; cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đó trong thời hạn 2 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày người lao động yêu cầu; cung cấp các văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Hiếu Nghĩa

(Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

KIỆN VÌ KHÔNG ĐƯỢC NÂNG LƯƠNG

Tòa đã đứng về phía người lao động, tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện, buộc công ty phải điều chỉnh hệ số lương và thanh toán số tiền chênh lệch cho người lao động.

Tòa án quận 1 (TP.HCM) vừa xử sơ thẩm một vụ tranh chấp khá lạ: Người lao động kiện công ty vì không được nâng lương đúng quy định.

Không phạm kỷ luật nhưng không được nâng lương

Tháng 10-2013, bà Đỗ Thị Bích Liêng nộp đơn khởi kiện Công ty TNHH một thành viên Trục vớt cứu hộ Việt Nam yêu cầu điều chỉnh hệ số lương từ 4,2 lên 4,51 từ ngày 1-1-2009 đến ngày 31-12-2011 và trả số tiền hơn 12,4 triệu đồng do nâng lương chậm.

Theo bà Liêng, bà làm việc tại công ty từ năm 1982. Đến 12-6-2012, từ biên chế chính thức bà bị chuyển sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn, chức danh kỹ sư. Trong 30 năm làm việc, bà luôn hoàn thành công việc và không vi phạm bất cứ kỷ luật nào. Tuy nhiên, từ 1-3-2006 đến 31-12-2011 công ty không xét nâng cho bà bậc lương nào dù bà hoàn toàn đủ điều kiện được xét. Do đó bà khởi kiện ra tòa nhờ giải quyết.

Công ty xác định bà Liêng là kỹ sư công trình, làm việc tại xí nghiệp của công ty. Bà làm công tác bảo hộ lao động và đang hưởng lương kỹ sư bậc 7/8, hệ số 4,2 từ tháng 3-2006. Do không chấp hành chủ trương của công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất theo quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở cho các cán bộ, công nhân viên nên công ty không xét nâng bậc lương cho bà Liêng theo niên hạn (tháng 3-2009). Sau đó, công ty đã cân nhắc và tăng cho bà lên bậc 8/8 với hệ số 4,51 kể từ ngày 1-1-2012. Từ đó, công ty khẳng định việc không xét nâng lương cho bà là đúng vì đây là lỗi của người lao động.

Lý do công ty đưa ra không có cơ sở

Tại phiên tòa, công ty còn trình bày thêm lý do không nâng lương do bà Liêng không hoàn thành nhiệm vụ phụ trách an toàn lao động. Cụ thể, trong quá trình bà phụ trách đã nhiều lần xảy ra tai nạn lao động, gây thiệt hại cho công ty. Hội đồng xem xét nâng bậc lương của công ty đã xét bà không đến mức kỷ luật nhưng quyết định không xem xét nâng bậc lương.

Đối đáp lại, bà Liêng cho rằng việc xảy ra tai nạn lao động không phải do lỗi của bà cũng như công ty không nhắc nhở bà về việc này.

Sau khi nghe các bên trình bày, HĐXX TAND quận 1 nhận định lý do công ty không nâng lương cho bà Liêng là không có căn cứ. Công ty nói bà Liêng không hoàn thành nhiệm vụ phụ trách an toàn lao động dẫn đến tai nạn lao động liên tục từ năm 2006 đến 2010 nhưng không đưa ra được chứng cứ chứng minh. Tai nạn xảy ra công ty không lập biên bản, không xác định được nguyên nhân và hậu quả tai nạn lao động và cũng không xác định lỗi của bà Liêng. Trong khi việc xử lý kỷ luật lao động phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục luật định.

Mặt khác, công ty nói hội đồng xem xét nâng bậc lương của công ty đã xét bà Liêng không đến mức kỷ luật nhưng quyết định không xem xét nâng bậc lương. Nhưng thực tế sau đó công ty đã tăng bậc lương cho bà từ ngày 1-12-2012. Việc làm này là đúng luật nhưng chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi của bà.

Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện, buộc công ty điều chỉnh hệ số lương và thanh toán số tiền chênh lệch cho bà Liêng, hai bên phải nộp bổ sung các khoản bảo hiểm theo quy định.

ÁI MINH

Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM

laodong-1367047500-500x0-6063-1416451266

QUỐC HỘI THÔNG QUA CÁCH TÍNH LƯƠNG HƯU MỚI

Từ 1/1/2018, mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương

tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng của lao động nữ và

16 năm của lao động nam.

Sáng 20/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với tỷ lệ tán thành hơn 71% dù trước đó vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí đề nghị không thông qua dự án luật tại kỳ này. Luật gồm 9 chương, 125 điều; dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

Theo đó, cách tính lương hưu hàng tháng được sửa đổi theo hướng tăng dần số năm đóng. Cụ thể, từ 1/1/2018, mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm với lao động nữ và 16 năm với lao động nam. Với lao động nam, từ năm 2019 mức này tương tứng với 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, việc thực hiện theo lộ trình như thế để người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới, giảm thiểu tác động bất lợi với người nghỉ hưu, đặc biệt là lao động nữ.

laodong-1367047500-500x0-6063-1416451266
Ảnh: Anh Quân.

Ngoài ra, mức bình quân lương hàng tháng để tính lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình. Cụ thể, tính bình quân 15 năm cuối từ khi luật có hiệu lực thi hành 1/7/2015 đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1/1/2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thời gian.

Khu vực kinh tế tư nhân đang thực hiện quy định tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.

Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này cũng mở rộng thêm 2 đối tượng tham gia bảo hiểm xã bắt buộc gồm: người lao động có hợp đồng lao động 1-3 tháng và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng được giao thêm chức năng thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Về chế độ thai sản, lao động nữ được nghỉ việc khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi cứ mỗi con người mẹ được thêm 1 tháng. Người chồng cũng được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh thường và 7 ngày nếu vợ sinh mổ và sinh non. Trường hợp vợ sinh đôi, thì chồng được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày…

Nam Phương

Nguồn: VnExpress